Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. Tôm được tôn vinh là vua của các loại hải sản bởi giá trị dinh dưỡng cao. Thịt tôm chắc, dai, ngọt ăn một lần không thể nào quên. Nếu là tôm hùm thì sự tinh túy nhất không phải bởi hai càng vươn cao ngạo nghễ mà là gạch son đóng nơi đầu tôm và chạy thành dải vàng dọc sống lưng. Gạch tôm hùm béo, thơm, nhiều đạm.
Ở Việt Nam, tôm sống chủ yếu ở vùng nước ấm, có nhiều ở khu vực miền Trung nam bộ. Từ xưa đến nay, các món ăn làm từ tôm luôn được xếp vào hàng thời trang của ẩm thực.
Giá trị dinh dưỡng của tôm
cao như vậy, nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn,
hoặc những sản phẩm chế biến từ tôm tép còn tươi, đun nấu và bảo quản hợp vệ
sinh. Khi chúng đã chết, ôi, ươn, bị nhiễm khuẩn, ăn vào chẳng những không còn
tác dụng bổ dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc thức ăn hoặc mắc các bệnh lây theo
đường tiêu hóa rất nguy hiểm.
Theo kinh nghiệm của các bà
nội trợ và lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nhận biết tôm tươi hay ươn
không khó, nhất là những mớ tôm tép tươi, nhiều con còn nhảy, ai nhìn cũng có
thể biết ngay. Những con chết bắt đầu mềm nhũn ra, đầu tôm dễ tách khỏi mình,
màu trở thành sẫm, có nhiều nhớt. Tôm tươi nấu chín có vỏ đỏ, thịt chắc, mùi vị
thơm ngon. Tôm đã ươn thịt nhũn. Đối với tôm khô, cũng có thể quan sát hình
dáng, màu sắc, mùi vị bên ngoài để xác định tốt hay xấu. Tôm khô tốt thường có
màu hồng nhạt đến hồng, sáng, không trắng nhợt cũng không thâm đen. Nếu là tôm
khô cả vỏ phải nguyên con, không dập nát. Nếu là tôm nõn khô không có đầu thì
phải nguyên mình, không vụn nát, không có sâu mọt, mốc meo, mùi vị thơm ngon tự
nhiên của tôm khô, không có mùi khác lạ.
Khi thưởng thức đồ biển,
không hiếm người đã gặp những trục trặc về sức khỏe do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Sau đây là một số kiêng kỵ cần thiết khi ăn đồ biển theo kinh nghiệm dân
gian:
Không nên dùng cho những
người bị dị ứng tôm, viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư hỏa vượng (gầy, hay
có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và
bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo,
tiểu tiện sẻn đỏ). Không ăn cùng với thịt dê. Sau khi ăn tôm không nên uống
vitamin C.
Ngoài ra cũng cần nói thêm,
có một số ít người, nhất là trẻ em có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối
với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla... cũng dễ gây dị
ứng). Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da
bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa. Những mảng mày đay thường
thấy ở mình, chân tay, có khi ở mặt, cổ, chỉ sau mấy giờ sẽ lặn, nhưng cũng có
trường hợp kéo dài hàng tuần. Khi nổi mày đay cũng có trẻ bị sốt nhẹ.
Cách xử lý là phải ngừng
ngay loại thức ăn gây dị ứng và sau đấy tránh ăn chúng. Có thể dùng một số
thuốc chống dị ứng thông thường, như thuốc kháng histamin (AH3, xirô phenergan,
v.v...). Thuốc men, liều lượng cụ thể do bác sĩ sau khi thăm khám chỉ định.
Cháo dinh dưỡng HuGo
Đ/c: Số 390 - Trần Cung -Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: 0166 991 4444
Mail:chaodinhduong.hugo@gmail.com
Website: chaodinhduong-hugo.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét